Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Tựa


Đã sáu trăm năm nay, kể từ buổi trả gươm, hồ Gươm nghiễm nhiên sánh vai với Quốc Tử Giám. Trở thành Trung tâm văn hóa của cả nước. Đến thế kỷ 19 Triều Nguyễn có đưa Kinh đô vào Huế. Nhưng công cuộc chấn hưng Văn hóa Thăng Long của các cụ Nguyễn Văn Siêu, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lý với "Đài nghiên Tháp bút", "Viết thơ lên trời xanh"... vị trí trung tâm ấy, càng được thể hiện đến ngày hôm nay, trong không khí cả nước đổi mới chuẩn bị kỷ niệm Thăng Long tròn nghìn năm tuổi xuân.
Nhà thơ Lưu Quang Tuyến viết:

"Để Hồ Gươm đẹp mến yêu
Thơ ca truyền thống vững nhiều niềm tin
Văn hóa thuần Việt giữ gìn-
Ngàn năm Hà Nội sáng trên Hoàn Cầu"
Cho nên ở giữa trái tim của đất nước ta lại xuất hiện một câu lạc bộn thơ truyền thống Hồ Gươm, do nhà thơ lão thành Lưu Quang Tuyến đứng đầu.
Có một văn phòng của trung tâm thơ truyền thống cả nước, do nhà thơ Lưu Quang Tuyến trực tiếp phụ trách và tổ chức là thích hợp với ý trời, lòng người. Như duyên trời đã định, ở hoàn cảnh đặc biệt ấy, nhà thơ Lưu Quang Tuyến lại cho ra đời một tập thơ có nhiều bài viết về Hồ Gươm là rất cần thiết, càng hợp lẽ.
Thời chiến tranh đánh Mỹ ông là thuyền trưởng hàng giang rồi về nhà máy Z177 thuộc cục quản lý xe TCHC, đã được nhạn Kỷ niệm chương về những công việc (Vì tiền tuyến, Vì miền Nam ruột thịt) ông đã nghỉ hưu ở cái tuổi "ông nội hay cụ" rồi mà "Tráng chí tứ phương vẫn cò hăm hở" (Nói như "Bạch Đằng giang phú" của danh nhân Trương Hán Siêu). Nhà thơ đã đến với gần 50 ngôi chùa trên khắp ba miền đất nước, đã có một tập thơ về các ngôi chùa ấy. Ông hăng hái viết về Phật giáo, say sưa với công việc từ thiện, làm thơ về lịch sử. Ông sinh ra ở thôn Hoàng Xá, Thống Nhất, Thường Tín, Hà Nội.
Với ông quê hương là chùm khế ngọt, vừa hằn sâu những kỷ niệm không phai. Như đã vang vọng những vần về "Làng Hoàng Xá quê tôi", "Hà Tây quê hương tôi", "Nguồn gốc Hà Tây", Chùa Hương- Tử Trầm Sơn- Đền và chùa Mía Đường Lâm- Thị Trấn Vân Đình- Thành phố Sơn Tây. Tới hơn 50 bài. Từ quê hương xuất phát thơ Lưu Quang Tuyến chạy dài theo năm tháng tới Sơn La, Hòa BÌnh, Phú Thọ, Yên Bái, Sa Pa, Lào Cai vào thăm xứ Huế mộng mơ, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Bình... Rồi lại một lần nữa Lưu Quang Tuyến với vần thơ hào hứng "Du xuân đất phương Nam" với những bài "Hà Nội, Huế, Sài Gòn" Huế thương và nhớ- Tặng Hải Vân- Thăm miền Tây Nam bộ- Thăm đảo Phú Quốc- Đà Lạt bốn mùa thơ mộng. Trong tập thơ này có một số bài thơ của ông đã được Đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam thu vào một CD thơ, do các nghệ sĩ ưu tú: Hồng Liên, Hồng Ngát, Hoàng Thanh thực hiện năm 2007... Đến đâu ông cũng tức cảnh thành thơ rất nhanh và nhiều có thể gọi là "tốc ký thơ", Đúng như Lưu Quang Tuyến đã vui vẻ nói: Viết như thế, đôi khi có những câu, từ chưa được chuẩn mực cho lắm. Song thơ của ông đã cung cấp cho chúng ta một nguồn sống phong phú về con người, phong cảnh, lịch sử nhiều vùng miền của đất nước chúng ta. Thơ ông đã nói tới một nữ tình báo của nước ta sống trong hang hùm của kẻ thù, phải giữ ý đến từng cử chỉ nhỏ nhất, kể cả việc ăn chuối. Đến nay nàng tuổi đã cao, vẫn sống vui làm thơ và vẫn xinh đẹp. Điều đó mãi còn hấp dẫn người đọc hơn.
Song tốc ký thơ như vậy, cũng khó tránh khỏi một số gót chân A-sin, cần phải trau chuốt hơn. Nhưng có sao đâu. Nói như thi hào Nguyễn Du "Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".
Tất cả chúng ta đều rất yêu quý, rất trân trọng cái (Tâm) cái (Thiện căn) của nhà thơ lão thành Lưu Quang Tuyến. Yêu trân trọng những cống hiến của ông cho thơ và cho muôn mặt đời thường.
Trước mắt chúng ta là tập thơ: "Thơ dài theo năm tháng" mà trong đó chủ chốt nhất là những vần thơ lục bát như là thơ Lưu Quang Tuyến đã viết (Thơ sáu tám chính là quà. Cho tâm sáng mãi ngàn hoa dâng đời).
Tâm chúng ta nhất định phải sáng, đã và đang sáng cùng với (Thiện căn) của nhà thơ Lưu Quang Tuyến.
Từ văn phòng trung tâm thơ truyền thống ở số 8B phố Lê Thái Tổ nhìn ra nhà Thủy Tạ Hồ Gươm xanh biếc hẳn Tâm ấy không những trong sáng còn xanh tươi. Tất cả phải vươn lên, cùng với sự vượt lên của thơ truyền thống, của "Nghìn năm Thăng Long" với "Hồ Gươm xanh mát dịu hiền". Như nhà thơ Lưu Quang Tuyền đã say nồng viết lên   

Hà Nội ngày đầu thu tháng 8 năm Kỷ Sửu
Tiến sỹ sử học: Đinh Công Vỹ
Giám đốc Trung tâm thơ truyền thống Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét