Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Tựa


Đã sáu trăm năm nay, kể từ buổi trả gươm, hồ Gươm nghiễm nhiên sánh vai với Quốc Tử Giám. Trở thành Trung tâm văn hóa của cả nước. Đến thế kỷ 19 Triều Nguyễn có đưa Kinh đô vào Huế. Nhưng công cuộc chấn hưng Văn hóa Thăng Long của các cụ Nguyễn Văn Siêu, Vũ Tông Phan, Nguyễn Văn Lý với "Đài nghiên Tháp bút", "Viết thơ lên trời xanh"... vị trí trung tâm ấy, càng được thể hiện đến ngày hôm nay, trong không khí cả nước đổi mới chuẩn bị kỷ niệm Thăng Long tròn nghìn năm tuổi xuân.
Nhà thơ Lưu Quang Tuyến viết:

Huế mộng mơ

Anh thăm xứ Huế mộng mơ
Biết bao lăng tẩm đền chùa chưa quên
Hôm nay trời tối trăng lên
Miền Trung xứ Huế êm đềm biết bao
Sông Hương núi Ngự dạt dào
Bến Cồn còn đó lẽ nào ta quên
Cầu Tràng Tiền đẹp, vững bền
Phú Xuân nối tiếp hai miền Bắc Nam
Sài Gòn Hà Nội huy hoàng
Còn em xứ Huế sẵn sàng đón anh
Gặp nhau nên nghĩa nên tình
Dù xa vẫn có bóng hình bên nhau
Có duyên ta bắc nhịp cầu
Rồi đây gặp lại lời đầu là thơ
Hồn thơ không bến không bờ
Nghĩa tình còn lại sẽ chờ đợi nhau.

Tình em


Bao nhiêu ý đẹp lời hay
Biết bao tình cảm tràn đầy trong thơ
Em ơi! chớ có làm ngơ
Riêng anh thì chẳng bao giờ cho quên

Cũng từ ngày ấy, mà nên
Vì thơ, hai đứa thành quen, mà gần
Đã cùng một nhịp dấu chân
Tham quan, chia sẻ, tinh thần sống vui

Vì duyên



Gặp rồi để nhớ, để thương
Trong lòng lưu luyến vấn vương thế nào
Người ơi! em nghĩ làm sao? 
Bao tình thân mến dạt dào trong tôi

Nhớ em da diết bồi hồi
Chỉ mong gặp lại nên đôi tâm tình
Nhớ người vừa đẹp, vừa xinh
Nụ cười khóe mắt đưa tình dễ thương

Tạm biệt Nha Trang


Nha Trang em ơi! Tạm phải xa
Đẹp tình vẹn nghĩa rất mặn mà
Anh người Hà Nội một Phương xa
Được gặp em yêu lúc chiều tà.